Stress (sốc) là trạng thái mệt mỏi căng thẳng khi tôm phải đương đầu với những điều kiện sống khắc nghiệt như độ mặn thay đổi đột ngột, hàm lượng ôxy giảm thấp, khí độc H2S, NH3 hay nhiệt độ nước tăng giảm bất thường.
Khi tôm stress, trao đổi chất bị rối loạn, dẫn đến
Cách phát hiện tôm đang bị stress?
Tôm cong thân
Tôm đục cơ
Tôm stress do khí độc H2S
Làm thế nào giúp tôm vượt qua stress?
- Ao đang có tôm cần chọn thuốc sát trùng có độ an toàn (LC50) cao. Bỏ suất ăn kế tiếp sau khi sát trùng nước.
- Nắng nóng kéo dài cần kiềm chế lượng thức ăn để tránh phân sống gây ô nhiễm nước và tôm dễ bị phân trắng.
- Cung cấp đủ quạt nước đảm bảo ôxy ở vùng rìa chất thải tối thiểu đạt 4 ppm.
Stress xảy ra phổ biến ở tất cả các ao tôm, đặc biệt nuôi thâm canh (tôm thẻ trên 70 con/m2, tôm sú trên 15 con/m2). Stress gây hại thầm lặng nhưng nguy hiểm vì nó là giai đoạn chuyển tiếp từ tôm khỏe sang tôm bệnh.
Trong 3 yếu tố chính gây stress, nhiệt độ nước là yếu tố khó khống chế nhất vì ao tôm nằm ngoài trời, hàng ngày chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi thời tiết. Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng thủy văn, nhiệt độ trung bình sẽ tăng 0,7oC năm 2020 và 2oC năm 2050. Nhiệt độ tăng cao và thay đổi bất thường là yếu tố chính mà người nuôi cần quan tâm nhất vì tôm là loài biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể tôm thay đổi theo nhiệt độ nước). Trong vài năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường là nguyên nhân chính gây dịch bệnh nghiêm trọng như bệnh chết sớm (EMS).
Người nuôi cần quan tâm tìm hiểu và nắm rõ các nguyên nhân cũng như chủ động phòng tránh giảm thiểu stress sẽ giúp tôm khỏe, giảm thiểu dịch bệnh và tăng năng suất.
CHỦ ĐỘNG NGỪA VÀ GIẢM STRESS LÀ GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ NHẤT.
ThS. Trần Huỳnh Cường
KS. Vương Văn Nghĩa
(theo Bayer) Nguồn http://www.bayeranimal.com.vn/vi/technical/tip-sc-tom-vt-qua-stress.php
Nguo